KTLN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KTLN

Sinh viên kinh tế Lâm nghiệp
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Similar topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
hopngv
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
Kute
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
okio_alo
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
nguyenthanhgiap
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
provu00
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
KGB
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
..::tia_nắng_số_2::..
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
taihg
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
quyenqt
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
thuy
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_lcapTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Voting_barTÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Vote_rcap 
Latest topics
» Điểm quá trình KINH TẾ VĨ MÔ K56
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyWed May 09, 2012 10:08 am by lehuong56aqtkd

» Học tiếng Nhật - Topglobis
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyThu Feb 16, 2012 9:34 am by tuquynh

» XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptySat Oct 08, 2011 12:14 am by Kute

» MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptySat Oct 08, 2011 12:11 am by Kute

» BẢN CHẤT CỦA TRÍ THỨC
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptySat Oct 08, 2011 12:07 am by Kute

» CHÀO HÀNG BẰNG HÀNH VI
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptySat Oct 08, 2011 12:01 am by Kute

» BÀN VỀ KHÁI NIỆM VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyFri Oct 07, 2011 11:49 pm by Kute

» Bi kịch trong chuyển dịch đất đai
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyFri Oct 07, 2011 11:37 pm by Kute

» Học tiếng Nhật - Top Globis
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyMon Sep 26, 2011 9:55 am by tuquynh

Affiliates
free forum


 

 TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011

Go down 
Tác giảThông điệp
taihg

taihg


Tổng số bài gửi : 10
Join date : 31/05/2009
Age : 35
Đến từ : HÀ GIANG BẢN

TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011   TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyMon Apr 25, 2011 2:56 am



Kinh tế-xã hội quý I năm 2011 nước ta diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh tiếp tục xảy ra trên cây trồng vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã và đang lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương tập trung nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trọng tâm là kiềm chế lạm phát, từng bước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần cải thiện đời sống dân cư. Kết quả đạt được cụ thể của từng ngành và lĩnh vực quý I/2011 như sau:

I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2011 ước tính tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,47%; khu vực dịch vụ tăng 6,28%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,24 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,36 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,83 điểm phần trăm.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2011 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 49,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông nghiệp đạt 37,0 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2%; lâm nghiệp đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,0%; thủy sản đạt 11,0 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3%.

a. Nông nghiệp

Tính đến 15/3/2011 cả nước đã gieo cấy được 3073,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc gieo cấy 1094,8 nghìn ha, bằng 99,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1978,3 nghìn ha, bằng 101,3%. Cũng đến trung tuần tháng Ba, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1016,3 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 112,8% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 991,8 nghìn ha, chiếm 61,7% diện tích gieo cấy và bằng 110,7%. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân toàn vùng ước tính đạt 65,6 tạ/ha; sản lượng đạt 10,3 triệu tấn, xấp xỉ vụ đông xuân trước.

Cùng với việc gieo cấy lúa đông xuân, tính đến giữa tháng Ba, cả nước đã gieo trồng được 353,7 nghìn ha ngô, bằng 95,8% cùng kỳ năm trước; 83,5 nghìn ha khoai lang, bằng 106,9%; 102,7 nghìn ha đậu tương, bằng 92%; 165,5 nghìn ha lạc, bằng 111,8%; 405,9 nghìn ha rau đậu, bằng 110,7%.

Chăn nuôi những tháng đầu năm gặp một số khó khăn do thời tiết và giá thức ăn chăn nuôi tăng. Đàn trâu, bò và đàn lợn ba tháng đầu năm ước tính giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm do không bị ảnh hưởng nhiều của thời tiết và dịch bệnh nên tăng khoảng hơn 7%.

b. Lâm nghiệp

Kế hoạch trồng rừng mới đầu năm gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Tổng diện tích rừng trồng tập trung quý I cả nước ước tính đạt 23 nghìn ha, bằng 85,8% cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được chăm sóc 135 nghìn ha, tăng 5,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán 60,3 triệu cây, tăng 1,0%; sản lượng gỗ khai thác đạt 956,5 nghìn m3, tăng 6,4%; sản lượng củi khai thác 7030,5 nghìn ste, tăng 2,5%.

Thời tiết khô hanh kéo dài, lại đang vào mùa đốt nương làm rẫy nên hiện tượng cháy rừng và tình trạng chặt phá rừng vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ba tháng đầu năm nay là 96,7 ha, bao gồm 49,9 ha bị cháy và 46,8 ha bị chặt phá.

c. Thuỷ sản

Tổng sản lượng thuỷ sản quý I/2011 ước tính đạt 1101,1 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 832,4 nghìn tấn, tăng 3,0%; tôm đạt 98,5 nghìn tấn, tăng 6,0%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ba tháng đầu năm ước tính đạt 486,3 nghìn tấn, tăng 5,1%, trong đó cá 362,1 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 71,1 nghìn tấn, tăng 7,2%. Sản lượng cá tra đạt 230 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thuỷ sản khai thác quý I ước tính đạt 614,8 nghìn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 570 nghìn tấn, tăng 1,8%.

3. Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp quí I năm nay ước tính tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến quý I tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất, phân phối điện, nước tăng 9,2%; ngành công nghiệp khai thác tăng 1,9%.

Trong sản xuất công nghiệp quí I năm nay, nhiều sản phẩm chủ yếu đạt sản lượng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó bình đun nước nóng tăng 81,9%; khí hoá lỏng tăng 38,8%; sữa bột tăng 19,5%; xe chở khách tăng 19,2%; đường kính tăng 18,2%; máy giặt tăng 17,7%; giầy thể thao tăng 17,5%; quần áo người lớn tăng 17,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 16,8%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng khá là: Sơn hoá học tăng 12,3%; phân hoá học tăng 11,1%; xe máy tăng 9,8%; bia tăng 9,5%; xi măng tăng 9,4%. Một số sản phẩm có sản lượng tăng thấp hoặc giảm là: Nước sạch tăng 7,6%; thuốc lá tăng 6,8%; thép tròn tăng 3,9%; lốp ô tô máy kéo tăng 3,8%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 3,8%; kính thủy tinh tăng 2,7%; dầu thô khai thác tăng 2,2%; xà phòng giặt giảm 0,8%; gạch lát ceramic giảm 0,9%; gạch xây bằng đất nung giảm 1,6%; ti vi các loại giảm 7,7%; tủ lạnh, tủ đá giảm 16,9%; ô tô tải giảm 21,9%; điều hoà nhiệt độ giảm 55,3%.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hai tháng đầu năm 2011 tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 59,5%; đồ uống không cồn tăng 52,1%; đồ gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 36,1%; sắt, thép tăng 30,2%; xe có động cơ tăng 30,1%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 28,9%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng khá là: Xay xát, sản xuất bột thô tăng 16,3%; giày, dép tăng 14,4%; các sản phẩm khác từ plastic tăng 14,1%; phân bón và hợp chất nitơ tăng 12,9%; giấy nhăn và bao bì tăng 12,2%; sợi và dệt vải tăng 11,9%; thức ăn gia súc tăng 11,3%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 11%; xi măng tăng 11%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ sản phẩm tăng chậm hoặc giảm là: Bột giấy, giấy và bìa tăng 9,2%; mô tô, xe máy tăng 9%; bia tăng 4,4%; thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 1,7%; chế biến và bảo quản rau quả giảm 11,3%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/3/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp là: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 11,2%; sản xuất sản phẩm bơ, sữa tăng 7,5%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,3%; sản xuất gạch ngói và gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 7,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 4,7%; sản xuất sắt, thép tăng 2,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 0,9%; sản xuất giấy nhăn và bao bì tăng 0,1%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 359,9%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 246,5%; sản xuất bia tăng 85,1%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 84,1%; chế biến bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 42,5%.

4. Hoạt động dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2011 ước tính tăng 2,2% so với tháng trước. Tính chung quý I năm nay, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,7%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, kinh doanh thương nghiệp tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010; khách sạn, nhà hàng tăng 24,7%; dịch vụ tăng 19,5%; du lịch tăng 23,2%.

b. Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách quý I ước tính tăng 13,4% về số khách vận chuyển và tăng 14,0% về số khách luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải hành khách đường bộ tăng 14,1% và tăng 14,0%; đường sông tăng 5,3% và tăng 7,8%; đường sắt giảm 0,9% và giảm 3,1%; đường không tăng 16,9% và tăng 17,7%.

Khối lượng hàng hoá vận chuyển quý I ước tính tăng 9,9% và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vận chuyển trong nước tăng 12,1% và tăng 8,7%; vận chuyển ngoài nước tăng 5,4% và giảm 3,2%. Vận chuyển hàng hoá đường bộ quý I năm nay ước tính tăng 13,1% về khối lượng hàng hóa vận chuyển và tăng 10,1% về khối lượng hàng hóa luân chuyển; đường sông giảm 0,1% và tăng 1,6%; đường biển giảm 2,4% và giảm 0,3%; đường sắt giảm 8,2% và giảm 1,1%.

c. Bưu chính, viễn thông

Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong quý I đạt 3 triệu thuê bao, bằng 29,4% cùng kỳ năm 2010, bao gồm 23,8 nghìn thuê bao cố định, bằng 3,7% và 2,98 triệu thuê bao di động, bằng 31,2%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 3/2011 ước tính đạt 174,1 triệu thuê bao, tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,5 triệu thuê bao cố định, tăng 1,1% và 157,6 triệu thuê bao di động, tăng 31,9%.

Số thuê bao internet trên cả nước tính đến cuối quý I/2011 ước tính đạt 3,8 triệu thuê bao, tăng 19,2% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng internet tại thời điểm cuối tháng 3/2011 ước tính 29 triệu người, tăng 22,9% so với cùng thời điểm năm 2010. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông quý I ước tính đạt 29,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,0% so với cùng kỳ năm trước.

d. Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến nước ta trong ba tháng đầu năm ước tính đạt 1511,5 nghìn lượt người, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 893,7 nghìn lượt người, tăng 5,5%; đến vì công việc 249,2 nghìn lượt người, giảm 6,2%; thăm thân nhân đạt 271,5 nghìn lượt người, tăng 59,7%.

Trong ba tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến nước ta từ Trung Quốc là 288 nghìn lượt người, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc 144 nghìn lượt người, tăng 8,2%; Nhật Bản 136,2 nghìn lượt người, tăng 23%; Hoa Kỳ 133,5 nghìn lượt người, tăng 4,6%; Đài Loan 88,8 nghìn lượt người, tăng 2,2%; Ôx-trây-li-a 86,5 nghìn lượt người, tăng 7,3%; Cam-pu-chia 76,8 nghìn lượt người, tăng 31,5%; Pháp 62,7 nghìn lượt người, tăng 9,3%; Ma-lai-xi-a 53,2 nghìn lượt người, tăng 18,5%; Anh 41,4 nghìn lượt người, tăng 8,6%.

II. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

1. Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện quý I năm 2011 ước tính đạt 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 76,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng vốn và tăng 15,2%; khu vực ngoài Nhà nước 45,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,6% và tăng 28,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 49,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% và tăng 3,8%.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước thực hiện quý I năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước ước tính đạt 38,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn trung ương quản lý đạt 8148 tỷ đồng, tăng 15,2%; vốn địa phương quản lý đạt 30732 tỷ đồng, tăng 20,9%.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 22/3/2011 đạt 2371,7 triệu USD, bằng 66,9% cùng kỳ năm 2010, bao gồm: Vốn đăng ký 2037,6 triệu USD của 173 dự án được cấp phép mới (giảm 35,2% về vốn và giảm 41,4% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 334,1 triệu USD của 37 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I năm 2011 ước tính đạt 2540 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong quý I, cả nước có 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đăng ký với 1073,2 triệu USD, chiếm 52,7% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Ninh Thuận 266 triệu USD, chiếm 13,1%; Đà Nẵng 235,7 triệu USD, chiếm 11,6%; Bình Dương 138,5 triệu USD, chiếm 6,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu 121,6 triệu USD, chiếm 6%.

Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam quý I năm nay, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 1078,9 triệu USD, chiếm 53% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 326 triệu USD, chiếm 16%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 252,4 triệu USD, chiếm 12,4%; Hàn Quốc 168 triệu USD, chiếm 8,2%; Nhật Bản 96,9 triệu USD, chiếm 4,8%; Bru-nây 25 triệu USD, chiếm 1,2%.

2. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2011 ước tính bằng 21,2% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 22,3%; thu từ dầu thô bằng 21,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 18%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 23,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 20,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 22,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 21,5%; thu phí xăng dầu bằng 19,2%; thu phí, lệ phí bằng 14,4%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/3/2011 ước tính bằng 18,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 21,4%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính bằng 19,8%; chi trả nợ và viện trợ bằng 19,5%.

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

a. Xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2011 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 45,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 19,2 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 40,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,7%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng cao một mặt do lượng xuất khẩu tăng, mặt khác do đơn giá xuất khẩu một số mặt hàng tăng. Một số mặt hàng có đơn giá xuất khẩu tăng cao là: Giá cao su tăng 70%; hạt tiêu tăng 60%; cà phê tăng %; hạt điều tăng 37,8%; than đá tăng 56%...Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 17,5 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong hai tháng đầu năm, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, tiếp đến là các thị trường: ASEAN 1,7 tỷ USD, tăng 15,6%; Trung Quốc 1,3 tỷ USD, tăng 60,9%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD, tăng 17,5%.

Trong quý I năm nay, một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD đạt mức tăng cao là: Hàng dệt may đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước; dầu thô 1,6 tỷ USD, tăng 15,7%; giày dép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,7%; thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 30,5%; cà phê đạt 1 tỷ USD, tăng 115,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu khác có kim ngạch tương đối lớn đạt mức tăng khá là: Gạo đạt 849 triệu USD, tăng 7,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 816 triệu USD, tăng 9,2%; điện tử máy tính đạt 791 triệu USD, tăng 13,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 782 triệu USD, tăng 20,1%; cao su 774 triệu USD, tăng 134,1%.

b. Nhập khẩu hàng hoá

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 3/2011 ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 37,6% so với tháng trước và tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 22,3 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 20,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9,5 tỷ USD, tăng 28,4%.

Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước vẫn tăng cao, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu đạt 2,4 tỷ USD tăng 53,8%; sắt thép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1,3 tỷ USD, tăng 29,7%; vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 42%; chất dẻo đạt 1,1 tỷ USD, tăng 40,1%; nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 623 triệu USD, tăng 22,1%. Nhập khẩu ôtô quý I đạt 734 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 262 triệu USD, tăng 62,2%.

Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng do cả yếu tố lượng tăng và giá nhập khẩu một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu hai tháng đầu năm là 3,1 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; ASEAN 2,7 tỷ USD, tăng 22%; EU 935 triệu USD, tăng 5,3%; Nhật Bản 1,4 tỷ USD, tăng 25%; Hoa Kỳ 605 triệu USD, tăng 30%.

Nhập siêu tháng 3/2011 ước tính 1,15 tỷ USD, bằng 16,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu quý I là 3 tỷ USD, bằng 15,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

4. Chỉ số giá

a. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng trước. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hai nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn nhiều mức tăng chung là: Giao thông tăng 6,69%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,67%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung nhưng cao hơn 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% (Lương thực tăng 2,18%, thực phẩm tăng 1,57%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,06%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,22%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá bằng hoặc dưới mức 1% gồm; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,0%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,98%; giáo dục tăng 0,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,71%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 6,12% so với tháng 12/2010; tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 12,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 3/2011 tăng 5,0% so với tháng trước; tăng 4,58% so với tháng 12/2010; tăng 41,27% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2011 tăng 3,06% so với tháng trước; tăng 3,70% so với tháng 12/2010; tăng 12,05% so với cùng kỳ năm 2010.

c. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2011 tăng 9,69% so với quý trước và tăng 23,12% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý I/2011 tăng 5,05% so với quý trước và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý I/2011 tăng 5,91% so với quý trước và tăng 15,23% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu quý I/2011 tăng 4,48% so với quý trước và tăng 9,89% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá nhập khẩu quý I/2011 tăng 3,38% so với quý trước và tăng 7,99% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá cước vận tải quý I/2011 tăng 5,86% so với quý trước và tăng 11,47% so với cùng kỳ năm 2010.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Thiếu đói trong nông dân

Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, trong ba tháng đầu năm, cả nước có 300,9 nghìn lượt hộ thiếu đói với 1230 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói khoảng 13 nghìn tấn lương thực và trên 2,3 tỷ đồng.

2. Giáo dục và đào tạo

a. Giáo dục

Theo báo cáo sơ bộ, tại thời điểm đầu năm học 2010-2011, cả nước có 12678 trường mầm non, tăng 413 trường so với năm học trước; 15242 trường tiểu học, tăng 70 trường; 10132 trường trung học cơ sở, tăng 68 trường và 2289 trường trung học phổ thông, tăng 22 trường. Tổng số giáo viên của ba cấp học là 820,4 nghìn người, tăng 0,2% so với năm học trước, bao gồm 359,7 nghìn giáo viên tiểu học, tăng 1,3%; 313,1 nghìn giáo viên trung học cơ sở, giảm 1,3% và 147,6 nghìn giáo viên trung học phổ thông, tăng 0,9%. Số học sinh không biến động nhiều so với năm học 2009 - 2010, gồm 6,9 triệu học sinh tiểu học; 5 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông.

b. Đào tạo

Năm 2010-2011, cả nước có 414 trường đại học, cao đẳng, tăng 2,7% so với năm học 2009-2010. Số giáo viên đại học, cao đẳng là 71,5 nghìn người, tăng 2,7% so với năm học trước. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng ước tính trên 2 triệu sinh viên, tăng 4,4%. Số sinh viên tốt nghiệp năm học 2010-2011 ước tính khoảng 290 nghìn sinh viên, tăng 17,5% so với năm học trước, trong đó sinh viên hệ công lập chiếm 87%.

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm đầu tư tại các địa phương. Kế hoạch tuyển sinh năm 2011 của các trường và trung tâm đào tạo nghề là 1,9 triệu lượt học sinh, bao gồm 420 nghìn học sinh cao đẳng nghề và trung cấp nghề; 1440 nghìn lượt học sinh sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên.

3. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Theo báo cáo sơ bộ, trong ba tháng đầu năm, cả nước có 274 trường hợp mắc cúm A (H1N1) (5 trường hợp tử vong); 8,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (6 trường hợp tử vong); 1,5 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút ; 64 trường hợp mắc bệnh thương hàn và chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cúm A (H5N1). Trong tháng 3/2011, đã có 699 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện thêm, nâng tổng số người nhiễm HIV trong cả nước tính từ ca phát hiện đầu tiên lên 235,1 nghìn người, trong đó 94,2 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 49,8 nghìn người đã tử vong do AIDS. Trong tháng Ba đã xảy ra ba vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh Thanh Hóa, Kon Tum và Trà Vinh làm 295 người bị ngộ độc. Trong ba tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1401 người bị ngộ độc, trong đó 4 trường hợp tử vong.

4. Tai nạn giao thông

Theo báo cáo sơ bộ, trong tháng 02/2011, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1218 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1029 người và làm bị thương 1014 người. So với cùng kỳ năm 2010, số vụ tai nạn giao thông giảm 5,1%; số người chết giảm 5,9%; số người bị thương giảm 3,2%. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,5%; số người chết giảm 1,5%; số người bị thương tăng 9,3%. Tính chung hai tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 2467 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2074 người và làm bị thương 1942 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 2,4%; số người chết giảm 0,4%; số người bị thương giảm 2,1%. Bình quân một ngày trong hai tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 42 vụ tai nạn giao thông, làm chết 35 người và làm bị thương 33 người.

5. Thiệt hại do thiên tai

Thiên tai xảy ra liên tiếp trong ba tháng đầu năm đã làm trên 28 nghìn ha lúa và mạ bị chết rét; 1,4 nghìn tấn thóc giống bị hư hỏng; 1,5 nghìn ha màu bị ngập nặng và hỏng; hơn 68 nghìn con gia súc bị chết. Một số tỉnh có số trâu, bò bị chết nhiều là: Lạng Sơn 10,9 nghìn con; Lào Cai 6,8 nghìn con; Sơn La 6,6 nghìn con; Hà Giang 3,6 nghìn con. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính trên 849 tỷ đồng.

Khái quát lại, kinh tế-xã hội quý I năm 2011 mặc dù đạt được một số kết quả tích cực ở một số ngành, lĩnh vực nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi lạm phát đang ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng dần và ở mức cao trong ba tháng đầu năm, gần bằng mức 2,99% của năm 2008, năm lạm phát tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Do đó, để giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Về Đầu Trang Go down
taihg

taihg


Tổng số bài gửi : 10
Join date : 31/05/2009
Age : 35
Đến từ : HÀ GIANG BẢN

TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011   TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011 EmptyMon Apr 25, 2011 4:33 am

Chỉ số giá tiêu dùng tăng lên theo từng tháng, lạm phát ở mức cao,thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm so với cung kỳ năm ngoái (trong quý 1 năm nay), nợ cồng lớn và có dấu hiệu ra tăng cả về chất lượng và quy mô. Liệu đây có phải là hậu quả của hàng loạt gói kích cầu nhằm vượt qua cuộc khung hoảng kinh tế không?
Nhà nước lại sử dụng bàn tay vô hình tác động rất mạnh vào nền kinh tế nhằm kìm hãm lạm phát, làm cho nền kinh tế phát đi những tín hiệu xấu, làm cho hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà đâu tư trong và ngoài nước xâu đi trông thấy.Liệu chúng ta có thể hoàn thành được chỉ tiêu tăng trưởng như dự kiếu?
Về Đầu Trang Go down
 
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2011
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐẶC TRƯNG MÔ HÌNH KINH TẾ TỰ DO MỚI CỦA MỸ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
» Bai giang tham khao Macro1- Chuong 8: Kinh te vi mo trong nen kinh te mo
» THỰC TRẠNG KINH DOANH ĐA NGÀNH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KTLN :: Tài liệu học tập :: Tài liệu tham khảo-
Chuyển đến