KTLN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KTLN

Sinh viên kinh tế Lâm nghiệp
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Similar topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
hopngv
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
Kute
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
okio_alo
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
nguyenthanhgiap
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
provu00
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
KGB
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
..::tia_nắng_số_2::..
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
taihg
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
quyenqt
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
thuy
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_lcapNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Voting_barNhững cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Vote_rcap 
Latest topics
» Điểm quá trình KINH TẾ VĨ MÔ K56
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptyWed May 09, 2012 10:08 am by lehuong56aqtkd

» Học tiếng Nhật - Topglobis
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptyThu Feb 16, 2012 9:34 am by tuquynh

» XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptySat Oct 08, 2011 12:14 am by Kute

» MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptySat Oct 08, 2011 12:11 am by Kute

» BẢN CHẤT CỦA TRÍ THỨC
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptySat Oct 08, 2011 12:07 am by Kute

» CHÀO HÀNG BẰNG HÀNH VI
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptySat Oct 08, 2011 12:01 am by Kute

» BÀN VỀ KHÁI NIỆM VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptyFri Oct 07, 2011 11:49 pm by Kute

» Bi kịch trong chuyển dịch đất đai
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptyFri Oct 07, 2011 11:37 pm by Kute

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptyMon Sep 26, 2011 9:55 am by tuquynh

Affiliates
free forum


 

 Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
KGB

KGB


Tổng số bài gửi : 12
Join date : 16/03/2009
Age : 34
Đến từ : VFU

Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam   Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam EmptySat Sep 19, 2009 6:48 pm

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng. Hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua.

Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn Đông của đất nước, cũng như các vùng biển và bờ biển của Việt Nam. Về mặt kinh tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phóng phú và đa dạng, đặt biệt là nguồn tài nguyên đầu khí. Do vậy, các nước luôn dòm ngó và có âm ưu chiếm đóng. Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này từ năm 1974. Với quần đảo Trường Sa, hiện có 5 nước, 6 bên tham gia tranh chấp. Ngoài Việt Nam còn có Trung Quốc (và Đài Loan), Malaysia, Philippine và Brunei tham gia tranh chấp. Việc tranh chấp trái với các hiệp định và thỏa thuận mà các nước đã ký kết với Việt Nam.

Theo nhiều tài liệu trong và ngoài nước (các bản đồ cổ, tài liệu về lịch sử, địa lý thời xưa, v.v...) thì Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời xưa hai quần đảo này thường được gọi chung dưới cái tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa.Trong bản đồ Biển Đông (Sinensis Oceanus) của anh em nhà Van Lang ren người Hà Lan in năm 1595 cũng như bản đồ ''Inđiae Orientalis'' của nhà hàng hải Mecato in năm 1633, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện như một dải liền nhau, có hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc theo hướng bờ biển miền Trung Việt Nam. Theo nhiều bản đồ Việt Nam thời xưa như Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ vẽ năm 1774, Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào khoảng năm 1838, hai quần đảo này đều được thể hiện là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Các sách địa lý cổ của Việt Nam như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá biên soạn trong khoảng năm 1630 - 1635, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 hay Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý do nhà Nguyễn biên soạn đều có những ghi chép rất rõ ràng về Trường Sa và Hoàng Sa hay Bãi Cát Vàng thời xưa. Bên cạnh đó nhiều sách về địa lý, hàng hải, v.v do các giáo sĩ hay những nhà thám hiểm phương Tây biên soạn thời xưa đều có nhắc đến hai quần đảo như một phần lãnh thổ của Vương quốc An Nam. Đó là những cuốn Hồi ký về nước Cochinchine của Chaigneau viết năm 1820, Ghi chép về Cochinchina do linh mục Taberđ biên soạn, hay Thế giới và Mô tả, mô tả các dân tộc: Nhật, Đông Dương, Xây-lan xuất bản năm 1850 của tác giả Jancigny,v.v.

Và mới đây, tài liệu thu thập được tại huyện đảo Lý Sơn (Hòn Ré-Cù lao ré) - Quảng Ngãi là thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa,Trường Sa là của Việt Nam. Huyện đảo Lý Sơn nằm hướng đông bắc tỉnh Quảng Ngãi. Lý Sơn có đảo lớn, đảo bé và đã hình thành 3 xã là An Vĩnh, An Hải và An Bình. Đảo có gần 21 nghìn người, với trên 60% dân sống nghề biển, 30% nghề nông và 10% làm dịch vụ, buôn bán. Lý Sơn - đảo tiền tiêu bốn mùa sóng gió. Đảo gánh trên vai hai nhiệm vụ lớn là phát triển kinh tế gắn với xây dựng an ninh, quốc phòng vững chắc. Nhìn về tổng quan, Lý Sơn đang là một địa bàn chiến lược về tiềm năng kinh tế biển đảo; có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, đền thờ, dinh miếu đa dạng.

Đảo còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của người Việt; nhưng có lẽ đặc sắc nhất vẫn là di tích ghi dấu mốc một thời bi hùng của Đội quân Hoàng Sa đã ra đi trấn ải không có ngày về. Hàng năm, bà con trên đảo vẫn tổ chức lễ “Khao lề tế lính Hoàng Sa” để tưởng nhớ những chiến sĩ đã mất tích, bỏ mạng trên biển.

Tài liệu nói trên là do ông Đặng Lên ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn đang cất giữ một sắc chỉ quý của triều đình Nguyễn liên quan đến đội Hoàng Sa mà tộc họ Đặng đã gìn giữ hơn 170 năm qua. Ông Đặng Lên là hậu duệ của ông Đặng Văn Siểm - một đà công, tức là người dẫn đường trong đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 tức năm Ất Mùi – 1835 đã ghi trong sắc chỉ của vua Minh Mạng mà ông Đặng Lên đang lưu giữ. Đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc tính đến thời điểm phát hiện mà các dòng tộc trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Đây là tờ lệnh cấp đầu tiên cho ông Đặng Văn Siểm(là tổ tiên của ông Đặng Lên) đảm trách việc dẫn đường, ông Võ Văn Công lo lương thực và ông Võ Văn Hùng tuyển chọn người đi biển giỏi... Đó là thêm một bằng chứng xác đáng chứng minh rằng từ lâu Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của đất nước ta.

Tờ lệnh ghi rõ: “Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Xem xét và tuyển chọn trong tỉnh ba thuyền tốt cùng với các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thông thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền... Cứ hạ tuần tháng ba thuận thời tiết mà đi”. Điều này đã góp thêm một bằng chứng rằng đã từ lâu (từ trước năm 1834 - thời điểm ban hành tờ lệnh này) Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của đất nước ta. Tờ lệnh gồm có bốn trang - bản gốc còn nguyên vẹn nhất từ trước đến nay, mỗi trang dài 36cm, rộng 24cm. Tuy chỉ vỏn vẹn vài trang nhưng nó chứa đựng nhiều thông tin quý, nêu rõ danh tính, quê quán của từng binh thuyền vâng mệnh triều đình đi lính Hoàng Sa không chỉ riêng ở huyện đảo Lý Sơn mà còn ở các vùng quê ven biển khác tại Quảng Ngãi. Tờ lệnh này đã góp phần bổ sung và kết nối logic với hệ thống tư liệu quý cùng nhiều di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa, quần thể mộ lính Hoàng Sa, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... là những minh chứng sống khẳng định chủ quyền lãnh thổ VN trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Nói về tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa này, ông Đặng Lên cho biết: tờ lệnh được lưu giữ và truyền lại đến nay đã sáu đời. Ông là con trai thứ nhưng khi anh trai trưởng là ông Đặng Tôn mất vào năm 2003 thì ông được kế tục gìn giữ báu vật của Đặng tộc. Sở dĩ tờ lệnh còn khá nguyên vẹn suốt 175 năm qua là nhờ được làm bằng chất liệu giấy dó, được cất giữ trong hộp bằng gỗ cây ra bể (một loài cây chịu được sóng gió ở đảo Lý Sơn), để nơi cao ráo. Mãi đến năm 1979, nhân có đoàn công tác tới Lý Sơn khảo cổ về những tư liệu quý liên quan đến Hoàng Sa thì hai anh em ông Lên mới mở hộp gỗ ra xem nhưng sau đó lại đem cất giữ. Suốt 30 năm qua (1979-2009), nhân dịp lễ tế xuân của tộc họ Đặng vào tháng 2 âm lịch 2009 vừa qua, ông Lên họp chi phái trong tộc họ lại. Mọi người trong tộc họ thống nhất cho ông Lên photo tờ lệnh gửi cho các cơ quan chuyên ngành văn hóa nghiên cứu, dịch ra nhằm tìm hiểu tổ tiên của mình để lại trong ấy nội dung gì. “Biết tờ lệnh ấy chứng minh tổ tiên họ Đặng đã từng giong thuyền ra Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834), tộc họ chúng tôi vui mừng và tự hào lắm. Tờ lệnh quý này không chỉ là của riêng của tộc họ Đặng chúng tôi nữa mà nó đã trở thành tài sản lớn của quốc gia. Do vậy, tộc họ chúng tôi đã thống nhất hiến tặng tư liệu quý này cho Nhà nước” - ông Lên bộc bạch. Giờ đây, tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn đã dâng hiến bảo vật quốc gia cho đất nước, góp phần tư liệu xác lập chủ quyền của Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ do tổ tiên giao phó.

Tài liệu này còn xác thực thêm những thông tin ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn về ông Võ Văn Hùng - một nhân vật vốn được ghi trong Đại Nam thực lục hoặc trong các bản tấu của Bộ Công - là người có công đi Hoàng Sa trong nhiều năm, đã đo vẽ được bốn hòn đảo tại quần đảo này. Văn bản còn thể hiện về cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành... mà ít nhiều các bộ chính sử và các tư liệu đã tìm thấy chưa đề cập rõ. Chẳng hạn, lâu nay các tư liệu đều ghi đội Hoàng Sa đi từ tháng 2 và đến tháng 8 về nhưng rõ ràng ở đây, vào năm Minh Mạng thứ 15 (Giáp Ngọ -1834), thì đi vào tháng 3, ở đầu tờ lệnh này còn ghi rằng: Làm bằng chiếu theo tháng trước. Không phải một năm chỉ có đi một đợt vào tháng 2 mà còn có một đợt đi Hoàng Sa vào tháng 3 nữa (một năm đi hai lần!). Điều này lý giải tại sao người dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không phải chỉ vào dịp tháng 2 mà còn tổ chức vào cả tháng 3.

Tờ Công lệnh này là một tờ công lệnh rất quý giá còn nguyên vẹn bản gốc. Việc phát hiện này đã khẳng định rằng mỗi năm vua Minh Mạng đều có điều bao nhiêu thuyền và lính ra Hoàng Sa. Đó là một công việc rất quan trọng, được phối hợp hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Nó kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở Hoàng Sa. Họ thường đi trên ghe bầu (còn gọi là tiểu điếu thuyền) rộng khoảng 3m, dài 12m, chở được 10 - 12 người, mang theo lương thực đủ dùng trong sáu tháng và cả nẹp tre để bó thi thể khi hi sinh. Trước khi đi, địa phương đã làm lễ tế sống họ. Nhiều hải đội đã anh dũng ra đi không trở về mà chứng tích hiện vẫn còn lưu lại nhiều ở Lý Sơn. Về nhiệm vụ, đội Hoàng Sa cần phải làm những công việc sau: (1) thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa (phía Nam tức phần Trường Sa hiện nay do đội Bắc Hải phụ trách) và (2) kiêm quản, trông coi đội khác cùng làm nhiệm vụ song ở địa bàn khác như đội Bắc Hải ở phía Nam (Phủ Biên tạp Lục, quyển 2, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên quyển 10, Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển 6…). Ngoài ra, về sau còn đảm trách đi xem xét, đo đạc thủy trình vùng quần đảo Hoàng Sa. Nhiệm vụ này bắt đầu thời Gia Long mới được ghi (Đại Nam Thực Lục Tiền Biên đệ nhất kỷ, quyển 50, quyển 52). Riêng về nhiệm vụ dọ thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về các bọn cướp biển thì đơn xin phường An Vĩnh tách khỏi xã An Vĩnh ngày 1 tháng 2 năm Gia Long thứ 3 (1804) đã đề cập đến ở trên đây, chứng tỏ người dân đã tha thiết tự thấy có nhiệm vụ này. Đương nhiên khi dân binh tình nguyện thì nhà nước dễ chấp nhận vì nhà nước không phải tốn công đứng ra tổ chức, vả lại tính chất bán quân sự của đội Hoàng Sa đương nhiên phù hợp với nhiệm vụ này. Như thế nhiệm vụ của đội Hoàng Sa rất nặng nề, không thuần túy về kinh tế, khai thác tài nguyên mà còn làm công tác quân sự và quản lý biển đảo. Công việc này rất quan trọng trong thời các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu nhà Nguyễn.

Trong công việc khai thác tài nguyên, đội Hoàng Sa đã thu lượm nhiều hải vật quý lạ ở Hoàng Sa như hải sâm, ốc hoa, ốc tai voi có chiếc lớn như chiếc chiếu, bụng có châu ngọc lớn như ngón tay trẻ em, sắc đục không bằng sắc con trai châu song vỏ ốc có thể tách ra từng phiến, cũng có thể dùng vỏ ốc làm thành vôi; có thứ ốc xà cừ, người ta có thể dùng để dát các đồ dùng; có con đại mạo hay đại mội, tức con đồi mồi rất lớn hay con hải ba (ba ba biển tục gọi là con trắng bông, cũng giống như con đồi mồi, nhưng nhỏ hơn). Những hải sản quý trên tuy cũng có nộp cho nhà vua theo quy định, song vẫn cho đội Hoàng Sa bán, thường thì bán cho thị trường Hội An - nơi tiêu thụ nhiều và có giá hơn. Quan trọng hơn là các hàng hóa từ các tàu đắm mà Toản Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư viết rằng hàng hóa thu được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng ống. Phủ Biên Tạp Lục thì ghi: những đồ hải vật như gươm và ngựa bằng đồng hoa bạc, tiền bạc, vàng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ. Lê Quý Đôn hồi làm Hiệp Trấn Thuận Hóa trong Phủ Biên Tạp Lục có cho biết, trong sổ biên của cai đội Thuyên Đức Hầu, người chỉ huy đội Hoàng Sa trong nhiều năm, đã vào Phú Xuân nộp các sản vật thu lượm được từ Hoàng Sa cụ thể như sau:

- Năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa lượm được 30 thoi bạc.

- Năm Giáp Tuất (1704), lượm được 5100 cân thiếc.

- Năm Ất Dậu, lượm được 126 thoi bạc.

Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Quý Tỵ (1713), tức là trong khoảng 5 năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy con đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần họ chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bát đá và hai khẩu súng đồng. Chính P. Poivre viết trong du ký năm 1750 rằng: “Người ta đã thấy ở đô thành Huế những khẩu súng thần công bằng sắt cỡ đạn 6 livres, có trang trí chữ ghi của Công ty Đông Ấn Hà Lan, những khẩu súng này đã thu lượm được ở quần đảo Paracels, trong số các di vật của các tàu đi qua đây bị đắm” (Journal R.E.O, III, 1885).

Chắc chắn trong thời còn chiến tranh, súng đạn thu được ở các tàu đắm ở Hoàng Sa là rất quý giá. Việc đi biển xa (viễn dương) khiến các thành viên đội Hoàng Sa rất giỏi đi biển. Từ thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị thủy quân hoạt động mạnh ở Hoàng Sa cũng đều nhờ những người hướng dẫn hải trình là những dân đi biển giỏi trong đó có dân binh đội Hoàng Sa. Chính vì thế, các thuyền thuộc lực lượng thủy quân triều Nguyễn từ kinh thành Huế trước khi ra Hoàng Sa phải tới tập trung ở Quảng Ngãi.

Với nhiệm vụ nặng nề, công việc nguy hiểm, biển khơi ẩn chứa nhiều tai họa khó lường trong khi phương tiện thời đó lại khá thô sơ, những người lính trong đội Hoàng Sa thời đó hầu như thường phải đối mặt với sự hy sinh, với cái chết. Chính vì vậy nên ngoài lương thực, nước uống, họ còn mang theo một đôi chiếu, 7 sợi dây mây (hay cây ré), 7 cái đòn tre.

Nếu chẳng may có mệnh một ở giữa biển thì dùng chiếu ấy quấn xác, đòn tre dùng làm nẹp và lấy dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu, cũng là dấu hiệu nhận biết nếu có ai vớt được. Quả thật họ đúng là những chiến sĩ dũng cảm, vì nước quên thân, được nhân dân luôn tôn vinh, tưởng nhớ.

Tại xã An Vĩnh, nay thuộc thôn An Vĩnh, xã Tự Kỳ hiện còn di tích một ngôi miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳ là ngôi miếu Hoàng Sa thờ lính Hoàng Sa và thờ bộ xương con cá voi (tương truyền do binh Hoàng Sa đưa từ Hoàng Sa về) - ngôi miếu này bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh và bộ xương cá voi thần linh ở miếu này được chuyển sang thờ tại lăng Thánh, ngay cạnh ngôi miếu xưa.

Tại cù lao Ré hiện vẫn còn Âm Linh Tự tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây xã Lý Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh Tự ngoài trời ở xã Lý Hải tức phường An Hải xưa. Cũng tại xã An Vĩnh và cả làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, tại các đình làng. Hiện nay chỉ còn đình làng xã Lý Hải, tức phường An Hải xưa. Lính Hoàng Sa được tế sống vì nhiệm vụ quá nguy hiểm: “lính Hoàng Sa đi dễ khó về”. Trừ các chỉ huy như đội trưởng, thuyền trưởng, các lính thường lấy trai tráng chưa có gia đình, vừa khỏe mạnh vừa không vướng vợ con. Tại thôn An Vĩnh thuộc xã Tự Kỳ hoặc tại đảo cù lao Ré có nhiều gia đình còn gia phả và bàn thờ những người đi lính Hoàng Sa như nhà ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh có nhà thờ (hình 2. 54) và gia phả ông tổ Phạm Quang Ảnh, người được vua Gia Long cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815.

Trong buổi tế sống lính Hoàng Sa đó, họ làm những hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người và đem tế tại đình. Tế xong họ đốt đi, hoặc đóng thuyền bằng thân cây chuối đặt hình nộm lên và thả trôi ra biển gọi là “khao lễ thế lính Hoàng Sa” còn gọi là “lễ tế sống lính Hoàng Sa” với quan niệm các hình nộm kia sẽ gánh chịu mọi hiểm nguy, tai nạn trên biển thay cho đội Hoàng Sa và cầu mong cho người thân của họ bình an trở về.

Ngày nay tại các nhà thờ tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đều có tổ chức tục lễ như thế và hiện tại gia đình các tộc họ cũng còn giữ bài Văn khao thế lính Hoàng Sa gồm một nửa chữ Hán, một nửa chữ Nôm có đoạn: “Ngày hôm nay (hoặc đêm nay, buổi sáng nay) có theo ý người… ở tỉnh… nước Đại Nam, xin cúng thế một cỗ thuyền mô hình, trôi theo đường thủy Hoàng Sa, mấy cỗ bàn, vàng bạc, đáp lễ thần quan, xin dâng lên khảo thủy đạo một tiệc, thành kính bày lễ la liệt...” Văn tế do ông Nguyễn Xuân Cảnh, 72 tuổi, thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn cất giữ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã - nhà sử học đã dành cả đời nghiên cứu Hoàng Sa, văn bản cổ này khi được nghiên cứu đầy đủ sẽ có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Nó góp thêm luận chứng để VN khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, nó cũng chứng minh cụ thể đã có rất nhiều tổ tiên người VN giong thuyền ra biển Đông để cắm bia khẳng định chủ quyền và bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Trong đó chỉ riêng đảo Lý Sơn đã có nhiều dòng họ như Phạm Văn, Phạm Quang, Võ, Nguyễn, Đặng... dũng cảm tham gia hải đội Hoàng Sa.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN - người vừa phiên dịch văn bản cổ này, khẳng định đây là một tờ lệnh rất quý giá. Niên đại chính xác của nó vào năm Minh Mạng thứ 15 (1834) cùng với các dấu ấn đóng trên văn bản cho thấy giá trị xác thực và tin cậy của văn bản.Nội dung của công lệnh xác nhận nhà nước phong kiến VN từ trung ương đến địa phương đã rất coi trọng việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, công lệnh được gìn giữ suốt 175 năm qua không chỉ là một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của VN, mà còn là thông điệp của cha ông gửi đến con cháu mai sau nhắc nhở ý thức và trách nhiệm giữ gìn toàn vẹn chủ quyền đất nước.

Đây là kỷ vật lâu đời rất quí giá cho dòng tộc họ Đặng, cứ 10 năm hoặc 20 năm mới mở ra để cho con cháu trong tộc họ thấy kỷ vật của ông cha để lại đến nay được 8 đời truyền nhau lưu giữ rất cẩn thận. Mới đây cháu đích tôn của họ tộc đưa đi pho tô và nhờ người dịch ra chữ quốc ngữ thì biết là tài liệu quí liên quan đến Hoàng Sa sẽ góp phần lớn cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa... Trước khi hiến tặng cho Nhà nước kỷ vật này ông Lên đại diện họ tộc đề nghị các cấp cho tộc họ Đặng vài ba năm được viếng thăm kỷ vật của họ tộc như viếng tổ tiên của dòng tộc mình, bởi vì tộc họ ông xem đây là linh hồn của tộc họ, tổ tiên đã một thời góp phần bảo vệ giang sơn của Tổ quốc./.
[img]Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam Image_url[/img]
Về Đầu Trang Go down
 
Những cứ liệu lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tài liệu hay cho kinh tế học vĩ mô
» BẤT KHẢ KHÁNG VÀ KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
» Thư giãn...Một số quy định của giám đốc nhân sự

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KTLN :: Nghiên cứu, trao đổi, thông tin báo chí :: Kinh tế - xã hội-
Chuyển đến