Thực tế là để cho phần đông sinh viên cầm sách vở lên và học so với việc cầm chuột lên rồi chơi thì đúng là quá khó. Mô hình học chuyển từ niên chế sang tín chỉ đúng là "có đổi mới", nhưng về hiệu quả thì... thật sự là chưa thấy. Bằng chứng với kết quả học tập của khóa 53 vừa rồi, quá nhiều người rớt đài. 54 chúng ta có khá hơn, song cũng không nhỉnh đi là mấy.
Hệ thống đào tạo theo tín chỉ có ưu điểm rõ rệt là nó dành cho người học một sự tự chủ và quyền tự quyết rất lớn. Đề cao sự tự giác của sinh viên, theo mình nghĩ không hẳn là để cho sinh viên buông thả như vậy. Một lớp học lý thuyết có tới hơn 200 sinh viên, việc quản lý sĩ số đúng không thể. Thêm nữa, một số môn học theo mình thấy các thầy cô cứ để đến cuối kỳ mới đưa ra các slide bài giảng cho sinh viên học, gọi là lấy tinh thần tự giác - nhưng điều này hơi bất hợp lý. Để tới cuối kỳ mới cầm được bài giảng trong tay - điều này đòi hỏi trên lớp phải có tính tự giác... cực cao. Mà cái đó ở chúng ta thì... cực thấp (thực tế đã khiến chúng ta không thể phủ nhận điều này).Mỗi môn học cần có Đề cương do Khoa quy định và được đưa lên mạng từ trước. Đề cương này nêu rõ: Học theo sách nào, học những chương nào, những tiết nào bắt buộc, những tiết nào tùy chọn, mỗi chương và mỗi tiết chiếm thời lượng xấp xỉ bao nhiêu... Thế thì sẽ tiện cho sv tra cứu hơn.
Ở Mỹ, tinh thần tự học của SV cao hơn nhiều so với chúng ta, mình sẽ trích một đoạn sưu tầm được về mô hình đào tạo tín chỉ ở Mỹ: "việc giảng bài trên lớp tại Mỹ về cơ bản không khác với việc giảng bài tại Việt Nam (ít nhất là về môn toán). Điểm khác căn bản có thể là ở chỗ sinh viên Mỹ không thích nói quá nhiều về lý thuyết, họ quan tâm và đòi hỏi bài giảng lý giải ý nghĩa và ứng dụng thực tế của vấn đề. Họ cũng chú trọng các kỹ năng thực hành. Họ có thể bình tĩnh khi chưa thấu đáo ý nghĩa lý thuyết của vấn đề, nhưng nếu họ không làm được bài tập thì họ sẽ kéo đến rất đông trong giờ văn phòng của giáo sư. "
và đối với họ, "việc có mặt hay không ở trong lớp không phải là một nghĩa vụ của sinh viên => việc điểm danh của sinh viên trở nên vô nghĩa" - điều này là "Chưa thể áp dụng" cho Việt Nam được, điều đó bây giờ đúng là bất khả thi.
Theo mình nghĩ, một số môn như: LSCHTKT, QLNN, ĐLKT,...triển khai cho sinh viên tự thực hiện các bài tiểu luận đúng là rất tốt, và quan trọng là đề tài tiểu luận cần phong phú, đa dạng, đủ để cho mỗi cá nhân đăng ký một chủ đề. Như vậy sẽ phản ánh tốt hơn học lực của sinh viên, ít nhiều cũng tạo cho sinh viên lười một "nỗi lo nơm nớp" và tự giác mà xóa bỏ nỗi lo đó bằng cách đi sưu tầm tài liệu. Cụ thể như mình đây, phải thừa nhận với các bạn rằng mình rất lười học, nhưng hồi kỳ I cô Hằng cho làm bài tiểu luận, đến gần hạn nộp bài, mình thực sự thấy lo và rồi... lóc cóc mò lên thư viện sưu tầm tài liệu và bắt tay vào làm thôi.
NÓI THÌ DỄ LẮM - NHƯNG LÀM THÌ MỚI KHÓ !!!