KTLN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KTLN

Sinh viên kinh tế Lâm nghiệp
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Similar topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
hopngv
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
Kute
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
okio_alo
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
nguyenthanhgiap
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
provu00
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
KGB
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
..::tia_nắng_số_2::..
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
taihg
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
quyenqt
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
thuy
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_lcapMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Voting_barMỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Vote_rcap 
Latest topics
» Điểm quá trình KINH TẾ VĨ MÔ K56
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptyWed May 09, 2012 10:08 am by lehuong56aqtkd

» Học tiếng Nhật - Topglobis
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptyThu Feb 16, 2012 9:34 am by tuquynh

» XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptySat Oct 08, 2011 12:14 am by Kute

» MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptySat Oct 08, 2011 12:11 am by Kute

» BẢN CHẤT CỦA TRÍ THỨC
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptySat Oct 08, 2011 12:07 am by Kute

» CHÀO HÀNG BẰNG HÀNH VI
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptySat Oct 08, 2011 12:01 am by Kute

» BÀN VỀ KHÁI NIỆM VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptyFri Oct 07, 2011 11:49 pm by Kute

» Bi kịch trong chuyển dịch đất đai
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptyFri Oct 07, 2011 11:37 pm by Kute

» Học tiếng Nhật - Top Globis
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptyMon Sep 26, 2011 9:55 am by tuquynh

Affiliates
free forum


 

 MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

Go down 
Tác giảThông điệp
Kute




Tổng số bài gửi : 58
Join date : 20/04/2009

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT   MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT EmptySat Oct 08, 2011 12:11 am

BÙI TRINH

Trong nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8.2011 vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu bộ Kế hoạch và đầu tư, ngân hàng Nhà nước, bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 9.

Trước đó, trong quá trình thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội sáu tháng đầu năm 2011 của Chính phủ, chuẩn bị nội dung cho kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIII vào cuối tháng 7, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ lý giải nguyên nhân lạm phát cao chưa thuyết phục.

Từ đó đến nay, những thảo luận xung quanh câu chuyện này vẫn đang được tiếp tục. Xin giới thiệu tổng hợp, phân tích và góc nhìn của tác giả Bùi Trinh về vấn đề này.

Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Bản chất của lạm phát về cơ bản là quan hệ tiền hàng. Tiền (M1, M2,…) nhiều hơn lượng hàng hoá (vật chất và dịch vụ) được tạo ra trong nền kinh tế.

Hiện có hai luồng ý kiến về vấn đề lạm phát của Việt Nam. Luồng ý kiến của đa số những người quản lý, giám sát và một số chuyên gia khá nổi tiếng cho rằng lạm phát của Việt Nam hiện nay đến từ phía cầu và mối quan hệ giữa tổng cầu và lượng cung tiền (M2). Đa số các chuyên gia coi C + I (tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ tài sản) là tổng cầu bắt nguồn từ chữ aggregate demand.

Còn theo hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA), tổng cầu bao gồm cầu cho sản xuất và nhu cầu cuối cùng. Nhu cầu cuối cùng bao gồm nhu cầu cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C), chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ (G – khoản này theo định nghĩa của SNA chỉ là các khoản chi tiêu thường xuyên của Chính phủ), tích luỹ gộp tài sản cố định (I) và xuất khẩu thuần.

Việc sử dụng thuật ngữ đôi khi cũng dẫn đến những ngộ nhận, và đôi khi cũng dẫn đến những nhân định sai lệch về tình hình kinh tế nói chung và vấn đề lạm phát nói riêng.

Việc thắt chặt tiền tệ từ cuối năm 2010 đến nay nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lượng tiền và hàng (bao gồm các sản phẩm vật chất và dịch vụ). Một điều cần để ý là lượng hàng hoá ở đây không phải là tương thích với “tổng cầu” theo cách hiểu của nhiều chuyên gia mà tương thích với tổng cầu theo cách hiểu của SNA (output).

Ở Việt Nam dư nợ tín dụng cho tiêu dùng cuối cùng của hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ chiếm khoảng từ 10,5 – 12% trong tổng dư nợ (năm 2009). Đến năm 2011, do thắt chặt tiền tệ và mức lãi suất cao, hầu như không ai dám vay cho tiêu dùng, cho vay đối với tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp (ở các nước phát triển tỷ trọng này thường chiếm khá cao trong tổng dư nợ).

Một vấn đề nữa, lạm phát là do mất cân đối giữa lượng cung tiền và lượng hàng hoá trong nền kinh tế, nhưng hầu như các báo cáo của chuyên gia, tổ chức và hành động thắt chặt tiền tệ chỉ tập trung giải quyết vấn đề ở một vế đó là lượng cung tiền. Vế thứ hai là lượng hàng hoá cũng cần được giải quyết. nếu lượng hàng hoá ngày càng ít dần thì việc thắt chặt tiền tệ cũng chẳng có tác dụng gì.

Luồng ý kiến thứ hai của một số chuyên gia cho rằng cần thiết phải tăng cung hàng hoá. Theo họ, đúng là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao thì người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng cũng cần để ý rằng suốt từ các quý trong năm 2010 đến nay chỉ số giá sản xuất (PPI) luôn tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng. Cộng với việc “hơn 130.000 tỉ đồng “chết” trong hàng tồn kho”, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái và gần 20% so với đầu năm (theo cafef.vn trên cơ sở phân tích số liệu của hơn 500 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán) thì có thể thấy khó khăn của các doanh nghiệp còn lớn hơn cả khó khăn của người tiêu dùng. Những khó khăn này của doanh nghiệp cộng với việc thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao… sẽ khiến lượng hàng hoá giảm đi và những mất cân đối về cung tiền và hàng hoá vẫn còn nguyên.

Tất nhiên, giải quyết vấn đề về phía cung (supply side) không phải là việc của ngày một ngày hai, cần có một quá trình nhưng cũng không thể không bắt đầu từ bây giờ. Phía cung yếu kém cơ bản do hiệu quả đầu tư quá thấp và cơ cấu kinh tế không hợp lý, dẫn đến lượng hàng hoá sản xuất không tương xứng với lượng tiền bỏ ra. Theo tính toán từ nguồn số liệu của tổng cục Thống kê thì yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay lên đến hơn 70%, trong khi yếu tố thay đổi về công nghệ, phương thức quản lý… (năng suất nhân tố tổng hợp) chỉ đóng góp vào tăng trưởng trên 15%; trong khi giai đoạn trước đóng góp của yếu tố vốn chỉ là trên 60% (cung đã là không hiệu quả rồi!) và đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp là trên 22%. Sự không hiệu quả này chủ yếu diễn ra ở hai khu vực là khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hiệu quả đầu tư và cơ cấu kinh tế như vậy mà lại chạy theo tăng trưởng, nên liên tục tung tiền ra để đầu tư và chạy đua kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, không cần biết mình được gì mất gì. Đó mới là nguyên nhân sâu xa của lạm phát.

Như vậy theo cá nhân tôi thì lạm phát của Việt Nam là do cả hai phía. Phía cung tiền thì do việc chạy theo thành tích tăng trưởng nên tung tiền đầu tư quá mức và quá sức [1] từ những năm trước nên việc thắt chặt tiền tệ trong mấy tháng gần đây chưa có tác dụng nhiều. Và do việc thắt chặt cũng như nới lỏng lãi suất không có trọng tâm dẫn đến phía cung (hàng hoá) đã yếu càng yếu. Phía cung mà yếu thì không thể tạo ra mặt bằng giá mới như mong đợi của một số chuyên gia.

Để hướng tới phát triển và ổn định bền vững cần thiết phải tiến hành song song các biện pháp trước mắt và lâu dài và có chủ đích rõ ràng.

Chú thích:

[1] Đầu tư hàng năm phải dựa vào tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế (saving), trong khi đầu tư hàng năm chiếm trong GDP trên 40% nhưng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ ngày càng giảm, nếu không tính lượng kiều hối thì ước tính đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ trên 20% GDP.

SOURCE: http://sgtt.vn/Goc-nhin/153192/Mot-goc-nhin-khac-ve-nguyen-nhan-lam-phat.html
Về Đầu Trang Go down
 
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BT Nguyễn Thiện Nhân: thăng tiến hay “bỏ trống mà chạy lấy dùi”?
» Bản phúc trình: “Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và Phản ứng chính sách”
» Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KTLN :: Tài liệu học tập :: Tài liệu tham khảo-
Chuyển đến