KTLN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KTLN

Sinh viên kinh tế Lâm nghiệp
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Similar topics
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
hopngv
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
Kute
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
okio_alo
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
nguyenthanhgiap
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
provu00
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
KGB
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
..::tia_nắng_số_2::..
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
taihg
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
quyenqt
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
thuy
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_lcapSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Voting_barSửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Vote_rcap 
Latest topics
» Điểm quá trình KINH TẾ VĨ MÔ K56
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyWed May 09, 2012 10:08 am by lehuong56aqtkd

» Học tiếng Nhật - Topglobis
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyThu Feb 16, 2012 9:34 am by tuquynh

» XÁC LẬP TƯ CÁCH THÀNH VIÊN CÔNG TY
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptySat Oct 08, 2011 12:14 am by Kute

» MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptySat Oct 08, 2011 12:11 am by Kute

» BẢN CHẤT CỦA TRÍ THỨC
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptySat Oct 08, 2011 12:07 am by Kute

» CHÀO HÀNG BẰNG HÀNH VI
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptySat Oct 08, 2011 12:01 am by Kute

» BÀN VỀ KHÁI NIỆM VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyFri Oct 07, 2011 11:49 pm by Kute

» Bi kịch trong chuyển dịch đất đai
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyFri Oct 07, 2011 11:37 pm by Kute

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyMon Sep 26, 2011 9:55 am by tuquynh

Affiliates
free forum


 

 Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại

Go down 
Tác giảThông điệp
Kute




Tổng số bài gửi : 58
Join date : 20/04/2009

Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại Empty
Bài gửiTiêu đề: Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại   Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại EmptyTue Mar 16, 2010 11:51 pm

Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại

Vừa qua, Dự án Luật Trọng tài thương mại đã được trình tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII cho ý kiến. Dù đã được đưa ra trình trước Quốc hội, nhưng Dự án còn rất nhiều điểm cần hoàn thiện. Nhằm góp phần hoàn thiện Dự án, bài viết đưa ra một vài ý kiến về các điều khoản cụ thể của Dự thảo Luật.

1. Thẩm quyền của trọng tài (Điều 2)

Thẩm quyền của trọng tài được đề cập tại Điều 2 với hai phương án sau:

Phương án 1

Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại áp dụng theo quy định của Luật Thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; 3. Tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đã được quy định ở các Luật khác.

Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là quá dài dòng và không rõ nghĩa. Bởi vì, đã là phát sinh trong hoạt động thương mại thì đương nhiên phải hiểu là hoạt động thương mại được quy định trong Luật Thương mại (vì đây là luật chuyên ngành). Do vậy, cần quy định Phương án 1 với sự chỉnh sửa như sau:

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại của ít nhất một trong các bên; 2. Tranh chấp giữa các bên phát sinh không từ hoạt động thương mại đó được quy định ở các luật khác.

Cách quy định này vừa ngắn gọn mà vẫn rõ nghĩa. Bởi, theo chuẩn mực được thừa nhận chung trong kỹ thuật lập pháp, câu chữ trong văn bản càng rõ ràng, ngắn gọn thì càng tốt.

Còn theo Phương án 2, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài bao gồm:

1. Tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc nghĩa vụ ngoài hợp đồng có thể được giải quyết bằng Trọng tài; 2. Các tranh chấp sau đây không thuộc thẩm quyền của Trọng tài: a) Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; Tranh chấp về bất động sản; Tranh chấp giữa các Chính phủ, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật”.

Chúng tôi cho rằng, quy định rộng như Phương án 2 là chưa phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta (tổ chức trọng tài chưa có nhiều kinh nghiệm về trọng tài). Do vậy, rủi ro mà các bên gánh chịu khi đưa tranh chấp ra trọng tài sẽ nhiều hơn, các ưu điểm của trọng tài không được phát huy.

Hơn nữa, với phạm vi rộng như Phương án 2, nhiều quyết định của trọng tài Việt Nam không được công nhận và thi hành ở nước ngoài vì các quốc gia thành viên Công ước New York năm 1958 về vấn đề công nhận và cho thi hành các quyết định của Trọng tài nước ngoài1 có thể bảo lưu chỉ công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài về các tranh chấp thương mại như khái niệm của Công ước. Khoản 3, Điều 1 của Công ước có đoạn nêu rõ: “Các quốc gia thành viên có thể tuyên bố chỉ áp dụng Công ước cho tranh chấp phát sinh từ các quan hệ phát sinh trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng được pháp luật nước họ coi là quan hệ thương mại”. Vì vậy, quy định theo Phương án 1 với những sửa đổi như trên là hợp lý.

2. Giải thích các thuật ngữ (Điều 3)

Các thuật ngữ được quy định tại Điều 3 của Dự luật. Theo chúng tôi, việc giải thích các thuật ngữ tại khoản 4, 5, 7 là chưa rõ và chưa hợp lý.

Khoản 4, Điều 3 của Dự luật ghi nhận: “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật Dân sự”. Chúng tôi cho rằng, việc quy định như vậy là không chuẩn vì khái niệm trên được dùng để chỉ các quan hệ dân sự được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, các tranh chấp có yếu tố nước ngoài ở đây là các tranh chấp thuộc thẩm quyền của trọng tài. Vì vậy, thuật ngữ này cần phải được giải thích theo hướng sau: “Tranh chấp có yếu tố nước ngoài được đề cập trong Luật này là tranh chấp thuộc lĩnh vực quan hệ mà trọng tài có thẩm quyền và có ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài sau: một hoặc các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài; tài sản là đối tượng của quan hệ ở nước ngoài, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài”.

Theo Khoản 5, Điều 3 của Dự luật thì “Trọng tài viên là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 của Luật này, có tên trong danh sách của Trung tâm trọng tài, được các bên chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp”. Quy định này chưa hợp lý; bởi cách giải thích trên đã không bao gồm cả trọng tài viên của trọng tài vụ việc. Theo cách hiểu chung, trọng tài viên của trọng tài vụ việc có thể là cá nhân có đủ điều kiện được quy định tại Điều 16 của Luật này và được các bên chọn. Hơn nữa, theo thông lệ quốc tế hiện nay, quy chế của nhiều trung tâm trọng tài cho phép các bên có thể chọn trọng tài viên ngoài danh sách của trung tâm. Trong khi đó, cách giải thích của Dự luật lại theo hướng một trong các điều kiện cần của trọng tài viên là phải “có tên trong danh sách của trung tâm trọng tài”. Do vậy, chúng tôi cho rằng, thuật ngữ này nên sửa đổi thành: “Trọng tài viên là người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 của Luật này được các bên chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp”.

Khoản 7, Điều 3 của Dự luật quy định: “Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại một Trung tâm Trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài” là không hợp lý. Theo thông lệ quốc tế hiện nay, các bên có thể lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp và quy tắc tố tụng trọng tài. Nếu quy định như Dự luật, trọng tài quy chế luôn luôn là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài và phải tuân thủ quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó. Bởi vậy, theo chúng tôi, mục này cần sửa như sau: “Trọng tài quy chế là hội đồng trọng tài được thành lập từ các trung tâm trọng tài”.

3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Điều 4)

Khoản 1, Điều 4 của Dự thảo đưa ra nguyên tắc: “Khi xét xử tranh chấp Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên và quy định của pháp luật”. Chúng tôi cho rằng, nên bỏ nguyên tắc này vì khi đưa tranh chấp ra trọng tài là các bên phải chịu rủi ro khi Trọng tài không tuân thủ pháp luật và thoả thuận của các bên. Để nâng cao uy tín trọng tài, các Trọng tài viên phải tuân thủ pháp luật và thoả thuận của các bên, song nếu không phải như vậy thì các bên cũng không thể yêu cầu bác quyết định trọng tài được, bởi Toà án không thể xét xử lại vụ việc. Do vậy, ở đây không nên quy định vấn đề này là nguyên tắc. Hơn nữa, đã là nguyên tắc thì không thể vi phạm nhưng chúng ta đều biết rằng không phải trong mọi trường hợp trọng tài viên không tôn trọng thoả thuận của các bên và quy định của pháp luật thì quyết định trọng tài sẽ có thể bị huỷ hoặc không được công nhận và thi hành ở nước ngoài.

4. Trọng tài và thương lượng, hòa giải (Điều Cool

Khoản 1, Điều 8 của Dự luật quy định: “Các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải trước khi đưa ra giải quyết bằng Trọng tài. Trong trường hợp thương lượng hoặc hòa giải không thành, nếu có thoả thuận trọng tài, tranh chấp được giải quyết theo quy định của Luật này”.

Theo chúng tôi, quy định này là không cần thiết bởi việc thương lượng và hòa giải trước khi đưa ra giải quyết bằng trọng tài là quyền định đoạt của các bên. Nếu quy định như Dự luật, chúng ta có thể đặt ra một câu hỏi hợp lý là, nếu Luật Trọng tài thương mại tương lai của chúng ta không có Khoản 1 Điều 8 thì các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải trước khi đưa tranh chấp ra trọng tài. Câu trả lời là các bên vẫn có quyền đó (xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự và các đặc điểm của thương lượng và hòa giải), thì rõ ràng, Khoản 1, Điều 8 của Dự luật là thừa, không cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên bỏ Khoản 1, Điều 8 của Dự luật.

5. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp (Điều 11)

Điều 11 của Dự luật quy định:

“1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vụ tranh chấp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.

3. Trường hợp pháp luật nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không có quy định cụ thể về vấn đề liên quan đến nội dung tranh chấp thì các thông lệ, tập quán quốc tế có thể được Hội đồng trọng tài áp dụng để giải quyết tranh chấp, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Chúng tôi cho rằng, quy định của Điều 11 là không phù hợp với việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài. Theo quan điểm phổ biến hiện nay trên thế giới (được thể hiện trong pháp luật về trọng tài ở các quốc gia và Luật mẫu của Liên hợp quốc về Trọng tài thương mại), luật nội dung được áp dụng để giải quyết thực chất vụ tranh chấp là luật nội dung của quốc gia mà các bên thoả thuận chọn, trong trường hợp các bên không thoả thuận chọn thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật theo cách mà mình cho là thích hợp. Ví dụ, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng theo quy định của pháp luật thực chất của Việt Nam; đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật theo các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật của tư pháp quốc tế của Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Hội đồng trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng giữa các bên (nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng).

Các quy định như Điều 11 cho thấy:

Theo Khoản 2, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Quy định này cũng không rõ, bởi đối với một tranh chấp có rất nhiều vấn đề được pháp luật điều chỉnh,ví dụ: trong lĩnh vực hợp đồng có hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, tư cách pháp lý các bên. Lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật của các quốc gia trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài cho thấy ý chí của các bên trong việc chọn luật áp dụng chỉ chấp nhận đối với thực chất vụ tranh chấp, ví dụ: đối với lĩnh vực hợp đồng, chỉ chấp nhận với vấn đề nội dung hợp đồng.

Ngoài ra, Khoản 3 còn ghi nhận điều bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế. Việc ghi nhận theo cách này cũng xa lạ với khoa học tư pháp quốc tế hiện nay. Hơn nữa, cách quy định như Khoản 3 cũng rất khó hiểu, mục đích của các nhà làm luật ở đây là gì? Thực tiễn áp dụng điều bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế cho thấy việc có áp dụng pháp luật nước ngoài hay không là quyền của mỗi quốc gia. Một quốc gia có thể nhân danh chủ quyền quốc gia để chỉ áp dụng pháp luật của mình, từ chối áp dụng pháp luật của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, chính sách đó là bàng quan, vô trách nhiệm và thực tế không thể chấp nhận trong thế giới văn minh ngày nay. Bởi lẽ, việc áp dụng pháp luật nước ngoài cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy các quan hệ hợp tác cùng có lợi, phát triển và cũng vì vậy mà nâng cao uy tín của trật tự pháp lý quốc gia áp dụng.

Chính sách tư pháp quốc tế của mỗi quốc gia thường ghi nhận các căn cứ để chọn pháp luật nước ngoài áp dụng nhằm các mục đích trên (trong đó có căn cứ là sự thoả thuận của các bên). Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy có trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia có Toà án và trọng tài áp dụng. Điều này chẳng khác gì quốc gia đó tự chà đạp lên các giá trị đạo đức mà chính quốc gia ấy theo đuổi. Nhưng ở đây chúng ta cần hiểu là “hậu quả của việc áp dụng” chứ không phải là việc “chọn” hay “việc áp dụng”. Ví dụ, có một đôi vợ chồng, chồng là người nước ngoài, vợ là người Việt Nam, kết hôn ở nước ngoài. Người chồng trước khi kết hôn với người Việt Nam đã có vợ. Người chồng và người vợ Việt Nam cùng với con của họ trở về Việt Nam. Nếu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài (nơi thừa nhận chế độ đa thê) thì trái với trật tự công cộng của Việt Nam (nguyên tắc chế độ một vợ, một chồng). Tuy nhiên, nếu không áp dụng, chúng ta lại phải tuyên bố rằng, người con trên là người sinh ngoài giá thú. Do vậy, hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài ở đây là không mâu thuẫn với trật tự công cộng. Hay vào thời kỳ chiến tranh lạnh, pháp luật về quyền sở hữu của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là rất mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của nhau, nhưng các quốc gia vẫn áp dụng pháp luật nước ngoài một cách bình thường. Bởi một lẽ đơn giản là thương mại quốc tế không tồn tại được nếu người mua không thừa nhận quyền sở hữu của người bán đối với tài sản được hình thành trên cơ sở pháp luật nước ngoài.

Từ đó cho phép chúng ta rút ra kết luận rằng, cần không áp dụng pháp luật nước ngoài khi hậu quả của việc áp dụng mâu thuẫn với trật tự công cộng chứ không phải là việc áp dụng (và càng không phải là việc lựa chọn).

Bởi vậy, theo chúng tôi, Điều 11 cần được sửa như sau: “1. Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo pháp luật mà các bên lựa chọn về nội dung tranh chấp. Sự lựa chọn pháp luật của các bên ở đây được hiểu là pháp luật về nội dung chứ không phải là pháp luật xung đột; 2. Nếu các bên không thỏa thuận lựa chọn thì Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là thích hợp; 3. Hội đồng trọng tài giải quyết theo lẽ công bằng hoặc với tư cách là nhà hòa giải chỉ khi cả hai bên cho phép một cách rõ ràng như vậy; 4. Trong mọi trường hợp, Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp theo các điều khoản của hợp đồng và có tính đến các thông lệ thương mại phổ biến được áp dụng trong giao dịch”.

Cách quy định này gần giống như Luật mẫu của Liên hợp quốc về trọng tài thương mại. Nó phù hợp với xu hướng tiến bộ trên thế giới và cũng rất quen thuộc với các doanh nghiệp của các quốc gia. Việc quy định rõ như trên có hai ý nghĩa: thứ nhất, giúp các bên có thể dự đoán được quyết định tương lai của trọng tài nếu như các bên am hiểu pháp luật và nhìn nhận vụ việc một cách khách quan; thứ hai, nếu trọng tài tuân thủ pháp luật như đã kiến nghị, chắc chắn lợi ích chính đáng của các bên được bảo vệ, uy tín trọng tài vì thế mà được nâng cao.

6. Tiêu chuẩn trọng tài viên (Điều 17)

Tiêu chuẩn trọng tài viên được quy định tại Khoản 1, Điều 17 của Dự luật. Chúng tôi cho rằng, một trong các tiêu chuẩn được quy định tại mục b, Khoản 1: “Có trình độ đại học và đã qua thực thế công tác theo ngành đó học từ năm năm trở lên” là không phù hợp với thực tế vì nó hạn chế ý chí của các bên trong việc lựa chọn trọng tài. Do vậy, theo chúng tôi, cần bỏ mục này.

7. Việc vắng mặt của các bên (Điều 55)

Về trường hợp vắng mặt của nguyên đơn, Khoản 1 Điều 55 của Dự thảo Luật quy định: “Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục xét xử vụ tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại”. Chúng tôi cho rằng, quy định này là không hợp lý. Cách quy định như Dự thảo sẽ xuất hiện tình huống là trong vụ tranh chấp nguyên đơn không muốn kiện nữa vắng mặt, hội đồng trọng tài hỏi ý kiến bị đơn xem có yêu cầu không hoặc có kiện lại không và bị đơn đã yêu cầu hoặc có đơn kiện lại, thì việc tiếp tục xét xử vẫn là vô lý. Nếu bị đơn yêu cầu hội đồng trọng tài tiếp tục xét xử, trong khi quyết định chỉ có thể liên quan đến giải quyết yêu cầu của nguyên đơn, thì rõ ràng, điều này là không chấp nhận được. Trong trường hợp bị đơn kiện lại mà hội đồng trọng tài giải quyết không có mặt của nguyên đơn vì nguyên đơn không biết về đơn kiện lại, điều này cũng là điều xa lạ với quy tắc tố tụng dân sự.

Do vậy, Khoản 1 cần phải sửa lại là “Nguyên đơn đó được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đó rút đơn kiện. Trong trường hợp này, hội đồng trọng tài đình chỉ xét xử vụ tranh chấp trừ trường hợp trước đó bị đơn đã có đơn kiện lại”.

(1) Việt Nam đã ký kết và tham gia công ước này
PGS, TS. Nguyễn Trung Tín - Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện KHXH Việt Nam.

http://www.nclp.org.vn/ban_ve_du_an_luat/kinh-te-dan-su/sua-111oi-cac-111ieu-khoan-trong-du-thao-luat-trong-tai-thuong-mai
Về Đầu Trang Go down
 
Sửa đổi các điều khoản trong Dự thảo Luật trọng tài thương mại
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật
» PHÁP LUẬT VÀ SỰ ĐA DẠNG VĂN HOÁ - MỘT SỐ PHÁC THẢO TỪ THỰC TIỄN VIỆT NAM
» Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: nhìn từ ví dụ Luật Công ty của Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KTLN :: Tài liệu học tập :: Giáo trình bài giảng :: Pháp Luật-
Chuyển đến