Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chỉ còn 0% vào năm 2012?
Tại cuộc hội thảo Tham vấn ý kiến các hiệp hội và ngành hàng về các hiệp định thương mại trong thời gian tới do Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế tổ chức mới đây, bà Đặng Phan Thu Hương – Phó Tổng giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam cho biết vừa nhận được một bản dự thảo về nhóm các mặt hàng được cắt giảm và xóa bỏ thuế quan vào năm 2012 (giảm thuế suất xuống mức 0-5%), trong đó có ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo bà Hương, theo lộ trình thì đến năm 2018, ô tô mới là mặt hàng nhập khẩu được xóa bỏ thuế quan – thuế suất 0%. Nhưng bản dự thảo về nhóm các mặt hàng được cắt giảm và xóa bỏ thuế quan vào năm 2012 lại có mặt hàng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. “Nếu bản dự thảo này được thông qua, không chỉ Toyota Việt Nam mà các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) sẽ phải đóng cửa” – bà Hương khẳng định - “Vấn đề này hết sức quan trọng gắn với sự tồn tại của ngành vì vậy chúng tôi đề nghị Ủy ban hợp tác quốc tế giữ nguyên thời điểm 2018 như đã nêu trong công văn của Bộ trong trả lời của Ủy ban vào ngày 13/10 vừa qua. Và chúng tôi cũng đề nghị với Ủy ban thống nhất với cơ quan quản lý ngành có sự xem xét nghiên cứu tìm hiểu thấu đáo. Chính phủ cần có lộ trình cụ thể theo các cam kết, theo lộ trình FTA để doanh nghiệp có quyết định được từng bước thực hiện trong lộ trình đó”.
Ngược lại với ý kiến của bà Hương, ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thẳng thắn bày tỏ: “Chúng tôi rất mong việc đẩy nhanh lộ trình giảm thuế đối với ô tô Việt Nam. Vì hiện nay chúng tôi đang bị cạnh tranh thậm tệ với các nước láng giềng về giá cước vận tải. Giá cước vận tải ở Việt Nam hiện đang đắt gấp đôi, thậm chí đắt gấp 3 so với Lào, Campuchia, Trung Quốc. Giá cước của họ rất rẻ. Giá cước vận tải ở Việt Nam hiện nay cao hơn so với các nước trong khu vực có rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó là do giá xe. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất mong mỏi Nhà nước sớm đẩy nhanh lộ trình giảm thuế để được mua những xe giá phải chăng, tốt, đủ sức cạnh tranh với nước ngoài”.
Ngành công nghiệp ô tô có vai trò đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 70.000 lao động, thêm nữa còn tạo ra hệ th
Chiến lược ô tô của Việt Nam đang bị vấn đề đó là lựa chọn chiến lược phát triển không phù hợp. Trong rất nhiều năm đặc biệt là những năm 80, 90 lại đâống dịch vụ do các nhà sản xuất cung cấp; vì vậy, chiến lược nào cho sự tồn tại và phát triển của ngành là điều hết sức được quan tâm.
"Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô không phù hợp"
Chiến lược ô tô của Việt Nam đang bị vấn đề đó là lựa chọn chiến lược phát triển không phù hợp. Trong rất nhiều năm đặc biệt là những năm 80, 90 lại đây thì chiến lược phát triển ngành ô tô cơ bản phải dựa vào hai yếu tố: thứ nhất là nó phải đủ quy mô kinh tế (nếu không đủ quy mô kinh tế thì không phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ), yếu tố thứ hai là liên kết để chuyển giao được công nghệ. Hai yếu tố này đều cơ bản để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể nói là chưa thành công.
Chúng ta lại cơ bản là phát triển ngành ô tô vào bảo hộ và chính điều này dẫn đến điều thứ hai, nếu chúng ta bắt đầu từ con số tạm gọi là zero thì chi phí để xử lý nó là tương đối thấp. Nhưng khổ một nỗi là nó tích tụ nhiều năm, cho nên càng để lâu thì chi phí điều chỉnh chiến lược, chi phí điều chỉnh phát triển lại cao hơn rất nhiều. Chính điều này đã phản ánh phần nào sự lung túng nhất định của Việt Nam trong quá trình xây dựng mở cửa thị trường hay là lập hàng rào bảo hộ hay nói một cách rộng rãi hơn là tự do hóa thương mại.
Đây vừa là một bài học tương đối đắt giá cho quá trình phát triển chưa hiệu quả. Tuy nhiên, nói như thế cũng không có nghĩa là dấu chấm hết. Tuy là đã muộn nhưng nếu nhìn nhận lại thì nó vẫn có những “cửa” để qua đó chúng ta có thể xử lý được cho ngành này; hoặc là để nó phát triển thì nó phải đảm bảo các điều kiện; hoặc là nguồn lực cơ bản của Việt Nam sẽ được dịch chuyển sang ngành nghề khác.
Tuy nhiên, như tôi đã nói, bất cứ trường hợp nào thì quá trình xử lý này hết sức quan trọng để giảm chi phí điều chỉnh và một trong những điều kiện đã nói là phải tăng cường tính minh bạch, tính dự báo được của chính sách và tính thời hạn nhất định cho quá trình điều chỉnh. Vai trò quan trọng của nhà hoạch định chính sách phải giải trình tốt về tài chính và phải biết lắng nghe tất cả những kiến nghị những thắc mắc của doanh nghiệp.
TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ