CHUYỆN CƯỜI VỀ CÁC NHÀ KINH TẾ VÀ KINH TẾ HỌC(tuyển dịch từ “Jokes about economists and economics”)
________________________________________
Kinh tế học là lĩnh vực duy nhất mà hai nhà khoa học có thể nhận chung một giải Nobel do đưa ra quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Cụ thể là Myrdal và Hayek cùng chung một giải năm 1974.
________________________________________
Một nhà toán học, một người kế toán và một nhà kinh tế cùng đi xin việc. Trong cuộc phỏng vấn, người ta hỏi nhà toán học: “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà toán học trả lời: “Bằng bốn”. “Có đúng bằng bốn không?”, người tuyển việc hỏi lại. Nhà toán học nhìn lại người phỏng vấn một cách ngờ vực rồi khẳng định: “Vâng, chính xác là bằng bốn”
Người ta lại hỏi người kế toán cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?” và được trả lời: “Tính trung bình là bằng bốn, cộng trừ 10 phần trăm”
Người ta lại hỏi nhà kinh tế học cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà kinh tế đứng lên, khoá cửa, đóng rèm, ngồi xuống cạnh người phỏng vấn và hỏi lại: “Vậy ông muốn bằng bao nhiêu?”
________________________________________
Một nhà toán học, một nhà kinh tế lý thuyết và một nhà kinh tế lượng được yêu cầu tìm một con mèo đen (giả định) trong một căn phòng đóng kín tối om.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Nhà toán học điên dại cố tìm bắt con mèo đen không có thật trong căn phòng tối thui và cuối cùng phải vào bệnh viện tâm thần.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Nhà kinh tế học lý thuyết không thể bắt được con mèo không có thật trong căn phòng tối, nhưng ra khỏi phòng và hãnh diện tuyên bố rằng mình đã xây dựng được một mô hình mô tả các chuyển động của ông ta một cách cực kỳ chính xác.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Nhà kinh tế lượng cẩn trọng bước vào căn phòng tối, mất một giờ đồng hồ để tìm con mèo đen giả định và kêu lên ở trong đó rằng mình đã tóm được cổ con mèo
________________________________________
Bill (Clinton) và Boris (Elsin) đang nghỉ giải lao trong một cuộc họp thượng đỉnh kéo dài, Boris nói với Bill, - này Bill, ngài biết không, tôi có một vấn đề nghiêm trọng mà không biết cách giải quyết ra sao. Tôi có một trăm tên lính bảo vệ và một tên trong số đó là kẻ phản bội. - Ồ chuyện đó thì chẳng nhằm nhò gì ngài Boris ạ. Tôi đang chết tắc với một trăm nhà kinh tế học, tôi phải nghe họ trước khi đưa ra bất cứ một quyết sách nào. Chỉ có một người trong số họ nói đúng nhưng phải bao giờ cũng là một người đó.
________________________________________
Một chuyện về cái bóng đèn:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học?
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đáp: Tám. Một người để vặn bóng đèn vào vị trí của nó và bảy người để giữ cho “mọi thứ khác không thay đổi”
________________________________________
Giả sử có 1,000 nhà kinh tế học thì sẽ có 10 nhà kinh tế lý thuyết với các học thuyết khác nhau về phương pháp để thay cái bóng đèn và 990 nhà kinh tế học thực chứng thì bàn để quyết định xem lý thuyết nào là đúng, và tất cả sẽ vẫn ở trong bóng tối
Chuyện nghe được từ một cuộc hội thảo của các nhà kinh tế học:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hỏi: Cuộc Cách mạng Pháp đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đáp: Còn quá sớm để nói về điều đó!
________________________________________
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hỏi: Có cái gì chung giữa cái máy tính và nhà kinh tế học??
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đáp: Anh cần phải tống thông tin vào cả hai thứ đó.
________________________________________
_______________________________________
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN
Mức thấp nghiệp “chấp nhận được” là mức thất nghiệp mà khi đó các nhà kinh tế học vẫn còn việc làm.
________________________________________
Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở cổng thiên đàng. Trong lúc chờ dợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của họ.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Người thứ nhất trả lời: 190. “Tuyệt vời,” Einstein reo lên. “Chúng ta có thể bàn về đóng góp của nhà vật lý Ernest Rutherford cho ngành vật lý nguyên tử và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Người thứ hai trả lời: 150. “Tốt” Einstein nói. “Ta sẽ bàn về vai trò của hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế giới”.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: “Vậy ông phỏng đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm tới là bao nhiêu?”
(phỏng theo tạp chí Nhà Kinh tế học – Economist)
________________________________________